Chào mừng các bạn đến với Website Trường THCS Phan Bội Châu
Tra Từ Điển
Thư Viện Violet
Thống kê truy cập
  • Online : 2
  • Hôm nay : 0
  • Hôm qua : 0
  • Tuần này : 0
  • Tháng này : 0
  • Tổng Cộng : -7
GÓP Ý HIẾN PHÁP 1992
File Đính kèm: 329242HP.rar

KẾ HOẠCH

Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức và học sinh ngành

Giáo dục và Đào tạo Krông Búk về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 

 



 

 

Căn cứ Nghị quyết số 38/2013/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992;

Căn cứ Kế hoạch số 06/KH-HĐND ngày 23 tháng 01 năm 2013 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về Tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992;

Căn cứ Kế hoạch số 282/KH-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992;

          Căn cứ Kế hoạch số 07/KH-SGDĐT ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Sở GD&ĐT tỉnh về Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh - sinh viên ngành Giáo dục Đắk Lắk về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; 

Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Búk xây dựng Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức và học sinh của ngành về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Việc tổ chức lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức và học sinh của ngành về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, đơn vị của ngành đối với việc sửa đổi Hiến pháp, thi hành Hiến pháp, pháp luật và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức, viên chức và học sinh thể hiện ý chí, nguyện vọng thông qua ý kiến để kiến nghị Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Quốc hội xem xét thể chế hóa vào Hiến pháp sửa đổi.

2. Yêu cầu

- Quán triệt sâu rộng về mục đích, quan điểm, định hướng trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo Nghị quyết số 38/2013/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội và Kế hoạch số 282/KH-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Việc tổ chức lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức và học sinh của ngành về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 phải được thực hiện rộng rãi, dân chủ, khoa học bằng nhiều hình thức phù hợp với tình hình thực tế và nhiệm vụ ở mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương.

- Hiệu trưởng các trường học trực thuộc Phòng GD&ĐT Krông Búk khẩn trương tập trung chỉ đạo việc tổ chức lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đảm bảo ý kiến đóng góp phải được tập hợp đầy đủ, chính xác, khách quan, trung thực, có hệ thống, đảm bảo đúng tiến độ thời gian và chất lượng báo cáo theo Kế hoạch này.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Nội dung, hình thức, đối tượng và thời hạn lấy ý kiến

a) Nội dung lấy ý kiến

- Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được lấy ý kiến nhân dân là dự thảo do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chính thức công bố, được đăng tải trên Trang thông tin điện tử http://duthaoonline.quochoi.vn hoặc trang tin điện tử của Sở Tư pháp: http://www.sotuphapdaklak.gov.vn, mục Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến.

- Lấy ý kiến nhân dân về toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bao gồm: Lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến vào toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tập trung đóng góp ý kiến sâu về những nội dung liên quan trực tiếp đến phạm vi lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức mình và những vấn đề mà cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm.

b) Hình thức lấy ý kiến

- Góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản (gửi đến Sở Tư pháp Đắk Lắk, số 04 Trường Chinh, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.)

- Thảo luận tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm.

- Thông qua Trang thông tin điện tử của Quốc hội htttp://duthaoonline.quochoi.vn.

Ghi chú: Mọi tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến có thể gửi thư không phải dán tem, trên phong bì ghi rõ “Thư góp ý về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”.

c) Đối tượng lấy ý kiến

- Các đơn vị thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Búk.

- Cán bộ, công chức, viên chức và học sinh của ngành.

d) Thời hạn lấy ý kiến

Thời gian lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 bắt đầu từ ngày 18 tháng 02 năm 2013 và kết thúc vào ngày 28 tháng 02 năm 2013.

2. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị

a) Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo  huyện.

- Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo nội dung của Kế hoạch này và hướng dẫn cụ thể của Ủy ban nhân dân huyện.

- Hướng dẫn việc phổ biến, tuyên truyền nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp với các đơn vị trực thuộc bằng nhiều hình thức phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp của các đơn vị trực thuộc.

- Tổ chức các phiên họp chuyên đề để thảo luận, tham gia ý kiến đóng góp trực tiếp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

- Tiếp nhận ý kiến của cá nhân, tổ chức đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

- Xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến của các trường học trực thuộc trên địa bàn (kèm tập tin điện tử), gửi Sở Giáo dục và Đào tạo lần 1 trước ngày 28 tháng 02 năm 2013 và lần 2 trước ngày 12 tháng 3 năm 2013.

b) Đối với các Trường học trực thuộc Phòng GD&ĐT huyện

- Hiệu trưởng các trường có trách nhiệm tổ chức phổ biến, tuyên truyền nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đến đội ngũ của đơn vị bằng nhiều hình thức phù hợp.

- Tổ chức họp chuyên đề thảo luận, tham gia góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường, gửi về BGH nhà trường (kèm tập tin điện tử) lần 1 trước ngày 25 tháng 02 năm 2013 và lần 2 trước ngày 06 tháng 3 năm 2013.

3. Hướng dẫn xây dựng Báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Nội dung báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phải tập hợp đầy đủ, trung thực các ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

- Đánh giá chung về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi.

- Ý kiến về từng nội dung trong Dự thảo (theo bố cục từng chương), trong đó nêu rõ những nội dung tán thành hoặc không tán thành; lý do tán thành hoặc không tán thành; những nội dung cần sửa đổi, hướng sửa đổi và lý do của việc sửa đổi; những nội dung cần bổ sung mới hoặc đưa ra khỏi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

- Về bố cục và kỹ thuật xây dựng Hiến pháp.

(Xem hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục đính kèm) 

4. Tài liệu và kinh phí thực hiện

a) Tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến

- Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 28/12/2012 của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992;

Bản quyền thuộc về: Trường THCS Phan Bội Châu. Địa chỉ: Xã ChưkBô, Huyện KrôngBuk, Tỉnh Đắk Lắk.

Điện thoại: (0500) 3.701718 - (0500) 3.562 503 - Email: truongthcsphanboichau@gmail.com